Khi ngồi viết lên bài này! Chúng tôi đang là 3 thằng vừa hết cái tuổi cấp ba và chuẩn bị bước chân vào đại học nhưng "bí quyết tay trắng trở thành triệu phú" đã cho chúng tôi một con đường khác.
Hãy cùng đảo qua lịch sử để hướng tới các tỉ phú như Bill Gate, Steven Jobs.
Bill Gate: Ông đã thôi theo học một trường đại học hàng đầu thế giới (Đại học Harvard) để theo đuổi niềm đam mê của mình. Và giờ ông là ai? Ông là tỉ phú giàu nhất thế giới!
Steve Jobs: tuy không có bằng đại học nhưng nhiều năm qua người lãnh đạo hãng Apple - ông Steve Jobs (ông bị đuổi khỏi trường trung cấp ngay từ học kỳ đầu tiên) vẫn tạo nên nhiều thăng tiến trong sự nghiệp kinh doanh. Ông chủ của đế chế Ipod và một trong những lãnh đạo cao cấp của hãng Pixar trong vòng 35 năm sau khi bị đuổi khỏi trường trung học theo tính toán của tạp chí Forbes đã có khối tài sản 5,7 tỉ USD.
Lawrence Ellison: Tỉ phú giàu nhất nước Nga - Roman Abramovich, người mới được nhắc đến nhiều về việc phân chia tài sản (18,7 tỉ USD) trong vụ ly hôn của mình cũng không tốt nghiệp Đại học công nghiệp Ukhtyn. Thậm chí có nguồn tin còn khẳng định ông chủ của CLB Chelsea này chưa bao giờ nhập học trường đại học này(!).
Lý do tôi lấy những ví dụ trên để làm gì? Để cho bạn thấy rằng: Không có bằng đại học chúng ta vẫn có thể là những tỉ phú!
Hãy cùng tôi phân tích từng con đường: 1. Con đường đại học 2. Con đường không theo đại học
1. Con đường đại học:
Nếu theo học 1 trường đại học, chúng ta phải học mất 4 năm học(không kể trường y). Nếu bạn thực sự có khả năng và bạn đang trúng tuyển 1 trường An Ninh hoặc Quân Đội, bạn được Nhà Nước trợ cấp 100% tiền học phí(ở đây tôi cứ cho rằng bạn học free trong bốn năm đó), sau bốn năm ra trường, bạn làm gì? Bạn làm một anh công an, một sĩ quan? Bạn sẽ giàu trong bao năm (bạn là một người yêu tổ quốc và bạn không tham ô)? Câu trả lời là: Bạn không thể giàu!
Hãy xét tiếp nếu bạn là một học sinh bình thường, sống trong một gia đình bình thường và bạn trúng tuyển vào một trường đại học (tôi cứ lấy trung bình đó là một trường TOP đi). Bốn năm học, bạn ngốn bào tiền của gia đình? ( Hãy coi đây là một bài toán kinh tế và chúng ta bắt đầu tính: Theo phân tích của tôi, một sinh viên học ở trường công lập học phí 1 năm từ 8 -10 triệu, tiền sinh hoạt 2 triệu (tính theo thời điểm hiện nay). Như vậy sau bốn năm một người sẽ tiêu hết 128 triệu. Đối với trường dân lập thì học phí cao gấp 2 lần tức là hết khoảng 160 triệu. Trong bốn năn học chẳng nhẽ bạn không có bạn bè? Chẳng nhẽ bạn không có người yêu? và số tiền phát sinh đó, tôi cứ cho 20 triệu vậy vị tri bốn năm học bạn ngốn hết: 150 triệu tới 180 triệu!
Ví dụ trên tôi đã bỏ qua những cám dỗ thời sinh viên! Nếu bạn không lập trường, bạn xa ngã thì con số đó sẽ tiếp tục tăng lên theo cấp số cộng.
Sau bốn năm học, bạn ra trường với tấm bằng gì? Khá ư? giỏi ư? Tôi cứ coi như bạn lấy được bằng Khá. Bạn sẽ làm gì với nó? Chắc chắn bạn phải tìm một công việc phù hợp với cái bằng của bạn. Bạn có chắc chắn tìm được việc phù hợp mà không mất tiền "mua". Bỏ qua mọi thứ, lương bạn lúc này sẽ là 10triệu VNĐ/ 1 tháng, nhưng đó là 10 triệu của 4 năm sau. Và điều quan trọng: Bạn vẫn chỉ là thằng làm thuê, và làm thuê thì bạn sẽ giàu như thế nào?
Tính tiếp nhé: 1 tháng tôi cho bạn dư ra: 5 triệu, 1 năm= 60 triệu, sau 3 năm bạn trả nợ được cho số tiền bạn bỏ ra để đi học (Lúc này bạn 27 tuổi). Bạn có lấy vợ (chồng) không? Bạn có ốm đau không? Bạn có mua nhà, mua xe không? Và cuộc sống cơm áo gạo tiền sẽ biến bạn thành kẻ làm thuê thực thụ và nếu có giàu bạn cũng đã ở tuổi 30.
Bài toán kinh tế trên đã bỏ qua: Bạn được bằng trung bình(yếu) và không xin được việc, bạn làm lệnh ngành bạn học, Bạn không xa ngã hư hỏng và bạn thật sự chăm chỉ...
2. Con đường lập nghiệp không qua đại học
Đây là con đường mạo hiểm, nhưng nó là con đường giúp bạn tiến tới thành công ngắn nhất, và nó là con đường của những tỉ phú. Tôi xin trích câu nói của Adam Koo "Con đường đại học truyền thống chỉ dạy con người ta biết cam chịu với cái nghèo" và của Steven Jobs: "Sự cách tân làm nên sự khác biệt giữa người dẫn đầu và kẻ theo đuổi".
Xin thưa rằng đây cũng không phải con đường: Bạn chọn nó bạn chắc chắn thành công!
Bố mẹ và gia đình bạn đã vẽ cho bạn một con đường, đó là gì? đó là bạn đi học, ra trường và đi làm. Nên việc chọn con đường này là một điều khó khăn với áp lực gia đình, bạn bè. Tôi chưa kể nó là áp lực với chính bạn khi mà bạn luôn nghĩ rằng: Chỉ đi học, và học bạn mới thành công!
Tôi tin rằng, khi bạn nói bạn đi lập nghiệp thay vì đi học đại học sẽ có 9/10 người phản đối quyết định của bạn. Cũng như Steven Jobs, cũng như Bill Gate, sự khởi đầu của họ là con số không, là sự phản đổi nhưng có mấy ai tin rồi họ sẽ thành công như vậy??
Sự khác biệt làm nên con người tỉ phú bạn nhé! Niềm đam mê, ước mơ sẽ biến mọi thứ bạn muốn thành sự thật. Hãy đi một con đường khác mọi người, để tương lai bạn khác họ, với một số tiền bạn kiếm được mỗi tháng khác họ.
Sẽ là những thất bại, những khó khăn, sẽ không là cuộc sống sinh viên màu hồng nhưng với niềm đam mê của bạn, sở trường của bạn chắc chắn bạn thành công.
Đi lập nghiệp ở đây, bạn hãy xác định: Bạn là ông chủ, bạn phải làm ông chủ, và chỉ có ông chủ mới giàu!
Lựa chọn nó: Chưa chắc bạn đã thành công hơn những người đi học nếu bạn không cố gắng và con đường đi đúng đắn
Dẫu biết định kiến về xã hội người có cái "bằng" và người không có cái "bằng" là lớn nhưng vấn đề là ở bạn.
VD: Tôi còn nhớ đâu đó câu truyện về một chị mở cửa hàng bán bao cao su. Ai cũng cười, ai cũng cho chị thế này thế nọ, nhưng giờ sao? Chị có chi nhánh trên toàn Quốc và chị giàu nên nhờ nó, thấy chị thành công, mọi người mới theo chân chị nhưng họ chỉ là những con người be nhỏ nấp sau cái bóng của người khổng lồ!
Lời kết: Tôi không phải là một chuyên gia kinh tế, tôi cũng không phải một tỉ phú, tôi là một thằng trượt đại học và tôi chỉ mới 18 tuổi (tuổi tác chỉ làm con người ta già đi mà thôi ^^), tôi bắt đầu chọn con đường lập nghiệp cách đây 2 tháng, với niềm đam mê Web tôi đã kiếm được: 4 triệu từ nó sau 2 tháng.
Tương lai trong tay bạn! Và bạn là người quyết định nó!
P/S: Viết bài này ko phải khuyên mọi người bỏ đại học đâu nhé, có thể mình còn non và suy nghĩ của mình kém chín chắn nhưng dù sao nói lên được cái tôi và con đường đại học ở Xã Hội hiện nay cũng là điều mà mình muốn chia sẻ.
Xin trích một số comment trên bài báo này: 4 năm đại học tiêu hết 160 triệu
1: giờ cầm tấm bằng đại học không biết làm gì, trong khi bạn mình chuyên sửa iphone đang làm cho một công ty điện thoại theo tỷ lệ ăn chia lương hơn 20t tháng, chưa tính làm thêm ỏ nhà
2: Biết ngườ biết ta trăm trận trăm thắng ! ta hãy liệu sức cũa mình thì lúc nào cũng chiến thắng .( ví phỏng đường đời bằng phẵng cã , anh hùng hào kiệt có hơn ai ??) Nếu tất cã làm quan thì ai làm lính ??vậy nên ta hãy biết vị trí cũa từng cá nhân trong xã hội , thì lòng ta thấy rất thanh thản , ko còn đố kỵ và ganh ghét .Người có óc cầu tiến là người luôn luôn học hỏi và tôn trọng mọi người , dù ở bất cứ tầng lớp nào trong xã hội . và cũng là người biết nhận lỗi khi thấy mình sai , có thể xin thôi chức khi thấy mình ko đủ khã năng làm công việc ấy .Thì đất nước mới tiến bộ xã hội bình đẵng
Lấy bằng kỹ sư mà chỉ để trong túi và đi loè mọi người thì ai trọng ???? Còn người nông dân ko có văn bằng nào cã mà họ mày mò làm nên những công cụ hửu ích cho xã hội thì mình có dám xem thường ??
3: Tôi ủng hộ việc học nghề chất lượng cao hơn học ĐH, vì Việt Nam đang trên đường phát triển CNH và rất cần những công nhân chất lượng cao...