Tuesday, 31 March 2009

Lịch sử ngày "Cá tháng tư"

[FD's BlOg] - Cùng nhau tìm hiểu đôi chút về lịch sử của ngày "cá tháng tư". Vietsciences-Võ thị Diệu Hằng


Từ thời cổ La Mã, 753 trước Công nguyên, người ta soạn lịch một năm chỉ có 10 tháng tức là 304 ngày.

1 Martius 31 ngày 7 Sextilis 29 ngày
2 Aprilis 30 ngày 8 September 29 ngày
3 Maïus 31 ngày 9 October 31 ngày
4 Junius 30 ngày 10 November 29 ngày
5 Quintilis 31 ngày 11 December 29 ngày


Sau đó thấy sai với năm mặt trời nên họ thêm hai tháng
1 Januarius 31 ngày 7 Sextilis 29 ngày
2 Martius 31 ngày 8 September 29 ngày
3 Aprilis 29 ngày 9 October 31 ngày
4 Maïus 31 ngày 10 November 29 ngày
5 Junius 29 ngày 11 December 29 ngày
6 Quintilis 31 ngày 12 Februarius 27 ngày


Julius Caesar sửa lại
1Januarius31 ngày7 Julius 31 ngày
2 Februarius 29-30 ngày 8 Sextilis 30 ngày
3 Martius 31 ngày 9 September 31 ngày
4 Aprilis 30 ngày 10 October 30 ngày
5 Maïus 31 ngày 11 November 31 ngày
6 Junius 30 ngày 12 December 30 ngày


Augustus sửa lại
1 Januarius 31 ngày 7 Julius 31 ngày
2 Februarius 28-29 ngày 8 Augustus 31 ngày
3 Martius 31 ngày 9 September 30 ngày
4 Aprilis 30 ngày 10 October 31 ngày
5 Maïus 31 ngày 11 November 30 ngày
6 Junius 30 ngày 12 December 31 ngày


Augustus sửa lại nên tên ông được thay thế tháng Sextilis, và số ngày được nâng lên cho bằng Julius 3 năm thì có 1 năm nhuận, ngày nhuận thêm vô tháng Februarius.

Gregory sửa lại:
Mỗi chu kỳ 4 năm có 1 năm nhuận
Pháp dùng lịch grégorien.

Julius Caesar

Augustus Caesar

Giáo hoàng Gregory XIII


Bên Pháp ngày 1 tháng tư thời tiết bắt đầu ấm, hơi gió và mưa lất phất, mọi người được quyền quên chiếc áo ấm dày, thô nặng nề. Hoa thủy tiên đã nứt lên từ tháng một, trải qua nhiều lần tuyết phủ, hoa đầu tiên vui mừng báo hiệu mùa xuân. Mọi cây khác nhìn xa thấy vẫn chỉ là những cành không lá đen đủi, nhưng thiệt ra chúng đã ôm đầy nụ từ hai tháng trước như đã ngầm chuẩn bị với nhau, lần lượt nở vào tháng Tư. Tháng Tư đúng là mùa Xuân, hoa lá sống trở lại sau khi ngủ một giấc dài 6 tháng, giống như tháng Giêng của Việt Nam.

Nhưng đến năm 1563, nhân chuyến đi tới nhiều nơi khác nhau của nước mình, vua Pháp Charles IX nhận thấy là năm mới bắt đầu khác ngày nhau tùy miền. Thí dụ ở Lyon người ta lấy ngày Noël làm ngày đầu năm, ngày 25 tháng 3 (thí dụ ở Vienne), có nơi lấy ngày 1 tháng 3, hay ngày lễ Phục sinh.. gây lầm lẫn cho mọi người. Để thống nhất cho tất cả nước, tại Paris vua Charles IX ban hành thêm điều thứ 39 trong chỉ dụ gồm 42 điều, là lấy 1 tháng 4 làm ngày đầu năm. Chỉ dụ đó tên là Roussillon vì vua ban hành chỉ dụ lúc đến Roussillon, một tỉnh ở miền Nam nước Pháp, Quyết định này được áp dụng từ năm 1567.





Poisson d'Avril:
Sự thay đổi lịch này này làm xê dịch ngày trao đổi quà tết. Có những người vẫn chưa quen hay vẫn còn nghi ngờ ngày 1 tháng 1, nên vẫn tiếp tục trao tặng quà nhau vào ngày 1 tháng 4. Sau đó tuy họ đã quen dần với loại lịch mới, nhưng họ vẫn tiếp tục tặng nhau những món quà nhỏ cốt để vui cười với nhau, rồi dần dần tới chuyện dùng mưu mẹo để giăng bẫy nhau...

Tại sao lựa con cá ??
Nếu những trò đùa được biết dưới tên "cá tháng 4", là vì ở thế kỷ 16, quà tặng nhau thường là thức ăn. Ngày này là ngày cuối, thời kỳ này người đạo Thiên chúa bị cấm ăn thịt. Cá là món ăn chay thường xuyên. Một trong những nghịch ngợm là họ tặng nhau con cá giả.

Các nước khác...
Truyền thống đùa giỡn ngày 1 tháng 4 bắt đầu ở phương Tây và từ từ lan dần. Mỗi nước biểu thị một cách khác. Người Anh đặt tên là April's fool day, chỉ chọc phá buổi sáng thôi và người bị bẫy là "cộng mì ống". Xứ Tô Cách Lan thì gấp hai lần Pháp vì họ giỡn cho tới ngày 2/4. Ngoài ra còn có một loại cá tháng tư bên Ấn độ, xảy ra vào ngày 31/3 và họ gọi là lễ Huli.